Bạn là người mơ mộng hay thực tế

  BẠN LÀ NGƯỜI MƠ MỘNG HAY THỰC TẾ

     Bạn nghĩ bạn thuộc tips người nào mộng mơ, thực tế hay cả hai. Tôi tin chắc đa phần mọi người đang phân vân không biết chọn như nào hợp lý nhưng nếu kết hợp được cả hai thì thật tuyệt vời.

Một điều thú vị là càng lớn bạn càng cảm thấy hờ hửng với những người thuộc tips người mộng mơ. Vì sao thế, khi còn nhỏ người lớn khuyên ta hãy mơ mộng thật nhiều, sau này lớn sẽ làm việc to lớn. Bất kì đứa trẻ nào cũng mơ mộng những điều lớn lao, một cuộc sống trải đầy màu hồng, mọi bước đi đều dễ dàng nhưng liệu còn bao nhiêu người dám theo đuổi giấc mơ màu hồng đó, thực hiện được ước mơ mà lúc nhỏ mình đặt ra. Tuy nhiên không phải là mình không dám thực hiện giấc mộng mà chính thực tế đã tạt một gáo nước lạnh vào chúng ta. Trong suốt quá trình trưởng thành, ta thường nghe những lời nhận xét “ Thôi đừng ảo tưởng nữa, không làm được đâu”, “Con kia nó giỏi như thế mà nó chưa làm được, mầy là ai chứ”, và thậm chí là họ phớt lờ ý tưởng của mình. Trong độ tuổi đang chập chửng vào đời, bất kì ai cũng sợ đau khi thất bại, mọi bước bạn đi đều có những khán giả chờ xem bạn thất bại, xã hội họ luôn thích thú xăm soi những người thất bại chứ không ngưỡng mộ sự thành công của người khác đặt ra hàng vạn lý do để bác bỏ nổ lực của người khác. Làm một người mộng mơ rất khó, khi thất bại họ chịu sự dè bỉu nhục nhã của người khác, họ sẽ rất đau vì người mộng mơ họ đặt kì vọng rất cao và cả sự tự tin, nhưng khi thành công họ là những người hạnh phúc nhất, tận hưởng lại càng ngọt ngào. Vậy bạn sợ thất bại không… sợ chứ, vậy bạn dám mơ nưa không… mơ chứ.  

Còn với tips người thực tế thì sao, người thực tế họ đặt kỳ vọng ít hơn, có kế hoạch cụ thể và sống theo những dòng kẻ của kế hoạch đã vạch sẵn. Họ luôn nằm trong vùng an toàn của bản thân, không đặt ra nhiều giới hạn và khám phá những điều mới mẻ. Họ sống thờ ơ với cuộc đời nhưng cũng không hẳn là người nghi ngờ, họ có sẽ thực hiện được nhiều dự án, thành công đến khá thường xuyên song luôn dừng lại ở mức an toàn vì người thực tế họ luôn nghĩ bản thân chỉ xứng đáng đi đến đây thôi. Họ luôn làm việc chăm chỉ nhưng luôn đứng đúng ở vị trí của mình không bao giờ vượt qua giới hạn.

Hiểu ở một khía cạnh khác, bạn thử nghĩ xem nếu một người thực tế nằm trên giường và ảo tưởng về giấc mơ của mình, thức dậy thật phấn khởi và ngay lập tức sau đó về lại vị trí của mình, về lại vùng an toàn và an phận với cuộc sống. Ngược lại, một kẻ mộng mơ khi thức dậy và phấn khích đi thực hiện ước mơ của mình mặc kệ nó thành công hay thất bại và làm một cách ngẫu hứng không một kế hoạch cụ thể. Thật nực cười đúng không, nhưng thực tế trong cuộc sống hiện tại các bạn trẻ đang trong trạng thái như thế này.

Vậy tại sao người thực tế và kẻ mộng mơ không hợp thành một đội nhỉ? Người mộng mơ cần những người thực tế bên cạnh để kéo họ về với thực tại khi họ đang mơ quá xa. Người mộng mơ là người dám mơ dám làm tạo động lực cho người thực tế lên một kế hoạch, một chiến lược, nhìn nhận mọi thứ xung quanh một cách khách quan biết được sự thuận lợi và khó khăn tromg quá trình thực hiện. Và để rồi họ cùng nhau là một đội tạo nên kỳ tích, một sự thành công chắc chắn hơn và một năng lượng lạc quan hơn với thế giới xung quanh.

Bất cứ ai đều có cả hai mặt mộng mơ và thực tế bên trong mình, cái quan trọng là mình nhìn nhận đúng, hiểu mình muốn gì. Điều quan trọng hơn hết là tin vào bản thân, tin rằng mình mình sẽ làm được và dốc hết tâm huyết vào nó.

Nhận xét

Đăng nhận xét